Găng tay không bột ClorindV:
– Bảo hành: Không
– Quy cách: 100cái / hộp, 10 hộp / thùng
– Hãng sản xuất: Vglove – Việt Nam
Nguyên liệu: Mủ kem (latex) ly tâm tự nhiên.
Nồng độ Protein: Protein tách chiết trong nước: 200ug/g hoặc thấp hơn lượng công bố này
Màu sắc: Màu cao su tự nhiên
Đặc điểm: Dùng được cả hai tay, cổ tay được se viền, bề mặt găng tay trơn hoặc vùng bàn tay nhám.
Độ dày: Đầu ngón tay(13 ± 3mm tại tâm điểm ngón tay) min 0.01
Lòng bàn tay (tại tâm điểm lòng bàn tay) min 0.01
Chức năng và Tác dụng:
– Tránh tiếp xúc trực tiếp với các chất độc hại và nguy hiểm không mong muốn.
– Dễ đeo và khó bị cuộn tròn khi đeo.
– Tính mềm mại mang lại cảm giác thoải mái và vừa vặn cho người sử dụng. Ngoài ra, người sử dụng sẽ có cảm giác thoải mái hơn với chức năng giảm tiết mồ hôi tay gây cảm giác khó chịu.
– Cổ tay được se viền nên dễ đeo vào và tránh bị rách.
– Dùng được cả hai tay và dạng ngón tay thẳng.
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng:
– Dựa theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm của Mỹ – ASTM D3578 (05)
– Áp dụng quy trình Sản xuất thực hành tốt – GMP theo hướng dẫn của FDA.
– Sử dụng lượng cornstarch theo mức cho phép USP, FDA.
KHÁI NIỆM GĂNG TAY Y TẾ KHÔNG BỘT

Có thể nói, găng tay y tế không bột là một sự cải tiến vượt trội trong ngành sản xuất y tế, ra đời nhằm khắc phục những nhược điểm còn tồn đọng trong găng tay y tế có bột. Có 2 loại găng tay y tế không bột phổ biến hiện nay, đó là găng tay y tế không bột latex và nitrile.
- Găng tay Latex:
Latex là một loại nhựa cây được lấy từ những cây cao su thiên nhiên nên Latex còn thường được gọi là cao su, găng tay Latex được hình thành khi trong quá trình chế biến cùng với nhiệt độ với hóa chất (được cho phép sử dụng).
Nó làm thành một lớp bảo vệ cực kì tốt, vừa vặn khi chúng ta đeo găng tay y tế không bột và rất dẻo dai. Loại cao su này được sử dụng rất rộng rãi trong việc sản xuất các thiết bị y tế, và đặc biệt trong việc sản xuất găng tay như găng tay Latex có bột, không bột và găng tay phẫu thuật.
- Găng tay Nitrile:
Nitrile (Latex Free) là loại cao su tổng hợp, và được hình thành giống hệt như Latex nhưng lại không chứa Latex nên không gây dị ứng ở một số người bị mẫn cảm với Latex, có tính chống nước, khả năng kháng dầu tốt nên găng tay nitrile thường được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các ngành nghề đòi hỏi việc vệ sinh cao như kiểm nghiệm, hay nha khoa và chăm sóc sức khoẻ cũng như các ngành nghề ngoài y khoa như công nghiệp, hoặc chế biến thực phẩm,…
ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA GĂNG TAY Y TẾ KHÔNG BỘT

Bất kỳ một vật dụng nào cũng có ưu nhược điểm của nó, vậy ưu nhược điểm của găng tay y tế không bột là gì?
Ưu điểm của sản phẩm găng tay y tế không bột:
Do không có bột, vì vậy ưu điểm đầu tiên của loại găng tay y tế này là không gây dị ứng với da người sử dụng.
Ngoài ra việc hoàn toàn an toàn với việc chế biến thực phẩm, không gây lo lắng vấn đề bột rơi vào đồ ăn chính là ưu điểm thứ hai của sản phẩm này.
Nhược điểm của sản phẩm găng tay y tế không bột:
- Với găng tay y tế không bột Latex:
Có mùi của Chlo và sau khi xử lý sẽ có phản ứng khiến găng tay có màu vàng.
Khi tiếp xúc với Chlo sẽ làm tuổi thọ của găng tay bị giảm đi so với găng tay có bột.
Giá thành cao hơn 20% so với găng tay có bột.
- Với găng tay y tế không bột Nitrile:
Độ co giãn và đàn hồi kém hơn so với găng tay Latex gây ra vấn đề khó cầm nắm. Điều này khiến cho nó ít khi được các chuyên gia sử dụng trong quá trình làm phẫu thuật bởi yếu tố cầm nắm sẽ được các bác sĩ chú trọng hơn.
Giá thành cao hơn 20% so với Latex, vì vậy cũng không được các doanh nghiệp sử dụng do nguy cơ độn chi phí.
SỰ RA ĐỜI CỦA GĂNG TAY Y TẾ

Vào năm 1889, nữ y tá trưởng của phòng phẫu thuật Caroline Hampton khi còn làm việc và công tác tại Bệnh viện Johns Hopkins, bà đã phát triển nên một phản ứng da với dung dịch thủy ngân thường được sử dụng cho bệnh asepsis.
Chồng bà là ông William Halsted đã yêu cầu công ty Goodyear sản xuất ra găng tay y tế mỏng để bảo vệ vợ mình. Từ đó đến năm 1894, Halsted đã thực hiện việc sử dụng những chiếc găng tay y tế tiệt trùng tại Johns Hopkins nhằm bảo vệ bàn tay của các y bác sĩ khỏi bị nhiễm khuẩn khi tiếp xúc trực tiếp với da người bệnh.
Vào năm 1964, Ansell đã lần đầu tiên sản xuất loại găng tay y tế Latex, loại găng tay này được ứng dụng với hàng loạt các ứng dụng lâm sàng khác nhau, từ xử lý phân của con người cho đến các ứng dụng nha khoa, giúp bảo vệ và đảm bảo cho sự an toàn về sức khỏe đối với những người đang khỏe mạnh.
CÔNG DỤNG CỦA GĂNG TAY Y TẾ KHÔNG BỘT

Khi sử dụng găng tay y tế không bột thường mang lại sự vừa vặn, khéo léo và không có cảm giác bị cản trở khi chúng ta sử dụng chúng. Đó cũng là lý do mà loại găng tay này được sử dụng trong các cuộc phẫu thuật nhằm phát huy hiệu quả tốt nhất trong quá trình làm việc của các bác sĩ.
Ngoài ra, loại găng tay y tế này còn dùng để bảo vệ người sử dụng và bảo vệ cho đôi tay khỏi hóa chất độc hại, giúp cho da tay khi mang găng có cảm giác thoải mái và an toàn khi làm việc ở môi trường độc hại.
Găng tay y tế dùng để nhằm bảo vệ bàn tay người sử dụng, do đó hiện nay được ứng dụng phổ biến với tác dụng chính đó là để phòng chống hóa chất và phòng nhiễm khuẩn với các tác nhân như: vi khuẩn, vi rút, hay máu, ký sinh cơ thể.
Đây có thể được xem là một món đồ để bảo hộ lao động thiết yếu được được sử dụng cho tất cả người tiêu dùng bao gồm: dược sĩ, nha sĩ, hoặc nhân viên trong ngành y tế.
Hiện tại, găng tay y tế cũng không chỉ trong lĩnh vực y tế, nha khoa mà còn lấn sân sang cả các ngành như thực phẩm, phòng thí nghiệm và cả trong 1 số ngành công nghiệp nhẹ khác.
CÁCH SỬ DỤNG GĂNG TAY Y TẾ KHÔNG BỘT

Bao tay y tế không bột là loại bao tay chỉ sử dụng 1 lần sau khi khám bệnh hoặc phẫu thuật. Trước khi sử dụng bạn nên xác định rõ kích thước bàn tay người sử dụng để có thể lựa chọn size găng tay chính xác tránh bị rách.
Nên lựa chọn 1 đôi găng tay bất kỳ, với tính năng sử dụng linh hoạt được cho cả 2 tay. Trước khi mang bao tay, hãy thực hiện việc phẩy nhẹ bao tay nhằm giúp cho bao tay thẳng lại, không bị kết dính các ngón vào lòng bàn tay.
Mang bao tay vào cho các ngón tay trước và kéo từ từ nhẹ nhàng vào phía lòng bàn tay. Sau đó từ lòng bàn tay kéo toàn bộ bao tay ra phía sau cổ tay, đảm bảo rằng cổ của bao tay ra đến cổ tay. Và bạn không nên kéo trực tiếp bao tay từ lòng bàn tay ra cổ tay vì sẽ rất dễ rách nếu kéo mạnh.
Cách bảo quản găng tay y té không bột đúng cách: bảo quản nơi khô thoáng và tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Hộp bao tay khi đã mở để sử dụng, phải cất kỹ để tránh ánh sáng mặt trời và ánh điện. Và bạn nên tránh sử dụng trực tiếp với hóa chất. Nếu da bị mẫn cảm, hãy ngừng sử dụng và hỏi ý kiến từ các chuyên gia.
NÊN SỬ DỤNG GĂNG TAY Y TẾ KHÔNG BỘT VÀO THỜI ĐIỂM NÀO

Phiên bản đầu tiên của dòng găng y tế đó chính là găng tay y tế không bột. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng thì người dùng hay gặp khó khăn khi đeo và tháo bởi vậy nên nhà sản xuất đã thêm bột vào găng tay để giúp giảm ma sát giúp thao tác này trở nên dễ hơn.
Mặc dù vậy thì găng tay y tế không bột vẫn luôn là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu của người dùng, và đặc biệt là trong những trường hợp như sau.
1/ Găng tay y tế không bột là sự lựa chọn hàng đầu dành cho người có cơ địa dị ứng.
Găng tay y tế có bột ra đời nhằm khắc để phục tình trạng khó khăn trong quá trình đeo găng và tháo gỡ găng tay. Tuy nhiên, bột trong găng tay lại là một “khắc tinh” của những người có vấn đề về da liễu, hay dị ứng, và đặc biệt là dị ứng với protein.
Cụ thể hơn, bột trong găng tay có chứa protein và cả các hóa chất dư, với một số chất như lưu huỳnh, kẽm, hoặc chất chống oxy hóa. Nếu găng tay chứa protein cao thì sẽ dẫn đến dị ứng Latex.
Một số vấn đề người sử dụng có thể sẽ gặp phải khi sử dụng găng tay cao su y tế có bột như là:
Da khô nứt nẻ do bị bột hút độ ẩm. Đặc biệt là tiềm ẩn tình trạng viêm, chàm ở tay, hay các bệnh liên quan đến dị ứng.
Một lượng nhỏ các phân tử bột có trong găng tay phát tán vào không khí sẽ có thể được aerosol hóa, khi hít vào sẽ gây ra kích ứng thành dị ứng về đường hô hấp.
2/ Găng tay y tế không bột được ưu tiên hơn khi chế biến thức ăn, thực phẩm, hay phẫu thuật…
Găng tay y tế có bột sẽ không được khuyến khích thậm chí là cấm sử dụng ở trong một số lĩnh vực, hoạt động như là khi chế biến thức ăn, phẫu thuật, hay một số môi trường chuyên biệt.
Cụ thể, bột trong găng tay sẽ có thể phân tán vào thức ăn gây mất vệ sinh và thậm chí là tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe. Dụng cụ và thiết bị y tế cũng sẽ có thể bị nhiễm bẩn khi sử dụng găng tay y tế có bột, và gây nguy hiểm cho bệnh nhân.
Đặc biệt đối với các dụng cụ như là máy nội soi, kính hiển vi phẫu thuật… thì găng tay cao su không bột vẫn là ưu tiên hàng đầu để giúp tránh những rủi ro. Đối với môi trường ở phòng thí nghiệm, các hạt bột găng tay cao su y tế có bột sẽ có thể làm nhiễm bẩn các mẫu dẫn đến việc kết quả xét nghiệm không chính xác.
3/ Găng tay y tế không bột thường phù hợp với môi trường ẩm thấp
Trong môi trường ẩm thấp, thì bột trong găng tay sẽ hút hơi ẩm trên da tay và gây ra tình trạng da khô, bong tróc. Chính vì vậy, găng tay cao su y tế không bột vẫn sẽ là lựa chọn hàng đầu dành cho các công việc ở trong môi trường ẩm thấp so với dùng dòng găng tay cao su y tế có bột.